Với nỗ lực tìm kiếm cơ hội "điều chỉnh quan hệ tín dụng quốc tế", nhiều quốc gia đã tăng lượng nắm giữ vàng vật chất trong những năm gần đây với mục đích chống lại sự mất giá của tiền tệ. Cuối cùng, nếu Dự trữ Liên bang lựa chọn chương trình nới lỏng tiền tệ thứ 3 vào cuối năm nay, như Dagong dự đoán, thì một cơ hội nữa lại mở ra cho thị trường vàng.
Giá vàng đã tăng trên $1,430/oz và bật lên vùng $1,431.20 vào sáng qua. Mặc dù đóng cửa 4 trong 5 phiên đều giảm giá nhưng quý kim cũng chỉ nằm trong phạm vi thấp hơn mức cao kỷ lục $1,447.75 khoảng 1.2%. Hôm nay, cùng với thị trường chứng khoán và các loại hàng hóa khác, giá vàng đang chờ đợi những thông tin cụ thể về báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ.
Cuộc tranh luận về hướng đi của chính sách tiền tệ đã nóng lên trong những tuần gần đây khi sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ được nhiều người kỳ vọng. Báo cáo việc làm gây thất vọng sẽ giống như một "sứ giả" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đáng chú ý là Chủ tịch Ben Bernanke- người đã kiên định luận rằng sự phục hồi kinh tế đang diễn ra một cách thầm lặng.
Yếu tố hỗ trợ giá vàng ngày hôm qua là Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế thế giới. Theo dự thảo báo cáo thu được từ cơ quan thông tấn ANSA của Ý, IMF đã hạ mức tăng trưởng GDP năm 2011 của Mỹ xuống còn 2,8%, từ mức 3,0% trước đó; và mức 1,8% từ 2,1% đối với Nhật Bản.
Tại Trung Quốc, Dagong- cơ quan đánh giá tín dụng chính thức của quốc gia- đã đưa ra một bài bình luận rất quan trọng về Cục Dự trữ Liên bang và đô la Mỹ- thông tin này cũng cung cấp những sự hỗ trợ nhất định cho giá vàng. Theo họ, gói kích thích QE2 và chương trình mua tài sản 600 tỷ USD của FED sẽ "không thể thực hiện mục tiêu kỳ vọng của mình, và do đó, Hoa Kỳ sẽ khó thay đổi chính sách tiền tệ đã được xác định trước trong năm 2011."
Dagong cho biết, Mỹ "liên tục thực hiện chính sách tiền tệ không theo quy ước như vậy sẽ dẫn tới sự leo thang của cuộc chiến tranh tín dụng toàn cầu và gây thiệt hại lớn hơn nữa cho các bên liên quan trong hệ thống tín dụng thế giới. Với việc hệ thống tín dụng toàn cầu được thành lập cùng với việc coi đồng USD như là đồng tiền dự trữ của thế giới "đã khiến sự công bằng và hợp lý của các quan hệ tín dụng quốc tế hiện nay dần dần biến mất."
Do lỗ hổng trong hệ thống tiền tệ hiện tại, Dagong dự đoán rằng "để tránh thiệt hại không thể đoán trước về lợi ích riêng của mình, các quốc gia sẽ phải tìm cách điều chỉnh các quan hệ tín dụng quốc tế. Và không có nghi ngờ gì nữa, chiến tranh tín dụng toàn cầu sẽ trở thành bước ngoặt của cải cách quan hệ tín dụng quốc tế vào năm 2011."
Trong khi các báo cáo của Dagong không đề cập cụ thể đến giá vàng, họ cũng cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô mà công ty dự báo có vẻ khá thuận lợi cho quý kim. Với nỗ lực tìm kiếm cơ hội "điều chỉnh quan hệ tín dụng quốc tế", nhiều quốc gia đã tăng lượng nắm giữ vàng vật chất trong những năm gần đây với mục đích chống lại sự mất giá của tiền tệ. Cuối cùng, nếu Dự trữ Liên bang lựa chọn chương trình nới lỏng tiền tệ thứ 3 vào cuối năm nay, như Dagong dự đoán, thì một cơ hội nữa lại mở ra cho thị trường vàng.
(giavang)
Các tin mới hơn:
Các tin đã đưa:
Copyright © 2010 USS Corp . All rights reserved.
Thitruongvang.net là mạng thành viên của Cổng thông tin kinh tế Việt Nam và thế giới - tinkinhte.com
Giấy phép số 107/GP-TTĐT do Cục QLPTTT&TTĐT - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2009.
Ghi rõ nguồn "thitruongvang.net" khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.